CÔ​NG TY TNHH TM & DV HÀNG HẢI TÀI LỘC

CÔ​NG TY TNHH TM & DV HÀNG HẢI TÀI LỘC

CÔ​NG TY TNHH TM & DV HÀNG HẢI TÀI LỘC

CÔ​NG TY TNHH TM & DV HÀNG HẢI TÀI LỘC

CÔ​NG TY TNHH TM & DV HÀNG HẢI TÀI LỘC
CÔ​NG TY TNHH TM & DV HÀNG HẢI TÀI LỘC
Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp tràn dầu từ tàu

Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp tràn dầu từ tàu

 

 

Chi phí để xử lý và ứng phó sự cố tràn dầu phụ thuộc vào số lượng và chất lượng của dầu thải trên biển, được tính toán trên cơ sở và những yếu tố như các yêu cầu pháp lý, mức tiền phạt, lượng dầu tràn ra biển, chi phí thu gom dầu tràn trên biển và dọn dẹp bờ biển, nhưng những thiệt hại gây ra cho môi trường, sinh vật biển và ảnh hưởng đến sức khỏe con người là những thiệt hại không thể tính được bằng tiền.
Để tránh thiệt hại cho môi trường và chủ yếu là để tránh ô nhiễm biển và thiệt hại cho các loài sinh vật biển, chương trình phòng ngừa ứng cứu sự cố tràn dầu được thực hiện trên các tàu dầu, tàu chở hàng với tất cả các tuyến hành trình bằng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp tràn dầu từ tàu (SOPEP). Kế hoạch này được biết đến như kế hoạch khẩn cấp chống ô nhiễm bởi dầu trên tàu và kế hoạch khẩn cấp chống ô nhiễm bởi dầu từ đất liền.

 

Khái quát SOPEP
SOPEP là cụm từ viết tắt của tiếng Anh Shipboard Oil Pollution Emergency Plan (Kế hoạch khẩn cấp ứng cứu tràn dầu từ tàu), được chỉ ra tại Quy định 37 Phụ lục I Công ước MARPOL 73/78.

Theo đó, tất cả các tàu dầu từ 150 GT trở lên và các loại tàu khác có dung tích từ 400 GT trở lên phải thực hiện một kế hoạch, hành động phòng chống tràn dầu theo các quy định, tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng hải quốc tế IMO và hướng dẫn  tại Nghị quyết MEPC.52(32), bổ sung tại Nghị quyết MEPC.86(44) được thông qua bằng MEPC.851(20) - Các yêu cầu phù hợp với dung tích  tàu chở dầu, theo SOPEP việc điều chỉnh đến 150 GT sẽ tăng gấp đôi nguy cơ gây ô nhiễm bởi dầu.

Thuyền trưởng là người chỉ huy và thực hiện các biện pháp ứng cứu theo SOPEP của tàu, cùng với các sỹ quan và thuyền viên theo nhiệm vụ được phân công, thực hiện ứng cứu theo nội dung của SOPEP trên tàu. SOPEP cũng mô tả kế hoạch cho thuyền trưởng, các sỹ quan và thủy thủ đoàn để giải quyết các kịch bản tràn dầu khác nhau có thể xảy ra trên một con tàu. Đối với các tàu chở dầu, kế hoạch hành động còn được bổ sung những biện pháp ứng tràn dầu ứng cứu liên quan đến việc bơm chuyển hàng hóa và quản lý số lượng hàng hóa chứa trong két. Đến nay, theo Quy định 40, 41, 42 Chương VIII của Phụ lục I Công ước MARPOL 73/78 được bổ sung bởi Nghị quyết MEPC.186(59), các tàu có dung tích từ 150 GT trở lên phải có kế hoạch chuyển tải dầu giữa tàu với tàu đảm bảo việc ngăn ngừa ô nhiễm tràn dầu trong quá trình chuyển tải.
Ngoài ra, Công ước còn yêu cầu các quốc gia thành viên phải xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu tại các cảng, các giàn khoan ngoài ứng cứu sự cố tràn dầu

 

 

Nội dung của SOPEP
SOPEP chứa đựng những nội dung sau:
+ Kế hoạch hành động, bao gồm nhiệm vụ của từng thuyền viên tại thời điểm xảy ra vụ tràn dầu, bao gồm cả bảng phân công và hành động khi có tình huống khẩn cấp xảy ra.   
+ Các thông tin tổng quát về con tàu và chủ tàu.           
+ Quy định về trình tự và thủ tục trong việc xả dầu trên biển bằng cách sử dụng thiết bị được quy định trong SOPEP.
+ Các trình tự báo cáo, và yêu cầu được mô tả trong trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu từ tàu.

• Việc liên lạc với các nhà chức trách và yêu cầu báo cáo trong trường hợp ứng cứu sự cố tràn dầu đã được liệt kê trong danh sách của SOPEP. Các sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển (PSC)), nhân viên thu gom dầu tràn… cũng phải được thông báo.
+ SOPEP bao gồm các bản vẽ của các đường ống dẫn nhiên liệu, cùng với các đường ống dẫn dầu khác trên tàu, các vị trí lỗ thông hơi, toàn bộ các khay hứng được bố trí trên tàu.
+ Sơ đồ bố trí chung của con tàu cũng là một trong những tài liệu quan trọng của SOPEP, bao gồm vị trí đặt của các két dầu, thể tích, loại dầu…
+ Vị trí của SOPEP trên tàu và danh sách các trang thiết bị, vật liệu phù hợp cho việc ứng phó sự cố tràn dầu.

- SOPEP phải được chính quyền hàng hải tàu mang cờ phê duyệt.

Trách nhiệm phê duyệt SOPEP
Nghĩa vụ quốc gia tàu mang cờ là phê duyệt SOPEP theo phụ lục của Giấy chứng nhận IOPP, Chính quyền hàng hải của tàu mang cờ trực tiếp phê duyệt SOPEP hoặc ủy quyền cho cơ quan phân cấp thực hiện.
Trong trường hợp thay đổi tổ chức phân cấp hoặc quốc gia tàu mang cờ, thông thường SOPEP cũng được chấp thuận và phê duyệt.
Quy trình
SOPEP do chủ tàu cung cấp theo quy định của Công ước MARPOL. Đối với SOPEP đã được phê duyệt bởi tổ chức phân cấp hoặc Chính quyền hàng hải quốc gia tàu mang cờ trước khi có sự thay đổi quốc tịch thì phải được xem xét và phê duyệt lại.
Kế hoạch được kiểm tra song song với các yêu cầu và cuối cùng đóng dấu phê duyệt. 01 bản được lưu lại chính quyền hàng hải, 01 bản chủ tàu giữ.

 

Quy trình khi SOPEP có sự thay đổi
Bất kỳ thay đổi nào dưới đây trong nội dung bắt buộc của kế hoạch phải trình chính quyền hàng hải để phê duyệt lại:
- Trong trường hợp đặc điểm của tàu thay đổi;
- Mang cờ mới;
- Thay chủ tàu mới;
- Tàu đổi tên khác;
- Trong những trường hợp cần thiết khi thay đổi các phần ở phụ lục thì chủ tàu tự thay đổi mà không cần sự phê duyệt lạ