10 Cảng Biển Có Quy Mô Lớn Nhất Tại Việt Nam
Cảng biển là một nơi cực kỳ quan trọng đối với quá trình phát triển chung của nền kinh tế tại Việt Nam. Do đó, chính phủ đã không ngừng mở rộng và phát triển các cảng biển trong nước. Và sau đây là Top 10 cảng biển lớn nhất Việt Nam, đã có vai trò lớn trong việc thúc đẩy sản xuất và thương mại của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Danh sách top 10 cảng biển lớn nhất tại Việt Nam
1. Cảng Hải Phòng
Cảng Hải Phòng được người Pháp xây dựng từ năm 1874, với gần 150 năm tuổi. Hiện giờ đây cảng Hải Phòng trở thành cảng container hiện đại nhất miền Bắc Việt Nam. Với cơ sở vật chất gồm hệ thống mạng tiên tiến, công nghệ thiết bị hiện đại, cùng hệ thống quản lý thông tin và nhân sự chặt chẽ. Do đó cảng Hải Phòng luôn đảm bảo độ an toàn và phù hợp cho mục đích vận tải giao dịch thương mại quốc tế.
Đây là cảng biển có lưu lượng hàng hóa lưu thông lớn nhất phía Bắc Việt Nam. Cảng Hải Phòng có thể tiếp nhận khoảng 10 triệu tấn/năm. Hiện Tại, cảng Hải Phòng bao gồm 5 chi nhánh, có 21 cầu tàu với tổng chiều dài là 3.567m với độ sâu trước bến thiết kế từ -7,5m đến -9,4m. Đặc biệt cỡ tàu lớn nhất có thể tiếp nhận đạt 40.000 DWT tại khu chuyển tải Lan Hạ và thấp nhất với 700 DWT tại bến phao Bạch Đằng.
2. Cảng Vũng Tàu
Cảng Vũng Tàu là 1 trong 2 cửa ngõ quốc tế tại Việt Nam. Cảng có 4 khu vực gồm bến Cái Mép – Sao Mai Bến Đình, Phú Mỹ – Mỹ Xuân, sông Dinh và khu bến Đầm – Côn Đảo. Và có 10 cảng lớn phục vụ cho nhu cầu thương mại và kinh doanh dầu khí tại miền Đông Nam Bộ Việt Nam. Ngày 10/4 vừa qua, việc tiếp nhận thành công tàu Yang Ming Wellhead trọng tải 160.000 tấn, sức chở 14.000 TEU vào cập cảng tại cảng Tân Cảng – Cái Mép Thị Vải (CMTV). Trong thời gian tới cảng Vũng Tàu sẽ mở rộng thêm 2 khu vực bến tại Long Sơn và Sao Mai-Bến Đình phục vụ cho ngành công nghiệp hóa dầu và vận tải hành khách.
3. Cảng Vân Phong
Cảng Vân Phong có vị trí gần với các tuyến đường quốc tế với khoảng cách vượt Thái Bình Dương ngắn nhất so với Hongkong và Singapore. Do đó cảng Vân Phong có tiềm năng phát triển trở thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất tại Việt Nam. Theo dự kiến, cảng trung chuyển quốc tế tại Việt Nam có khả năng tiếp nhận 5 triệu TEU/năm. Đặc biệt là với 8 bến cho tàu container có sức chở đến 12.000 TEU và 8 bến cho tàu feeder cùng tổng diện tích toàn cảng đạt 405 ha và tổng chiều dài bến lên đến 5.710m.
4. Cảng Quy Nhơn ( Bình Định)
Cảng Quy Nhơn nằm ở trung tâm thành phố Quy Nhơn – tỉnh Bình Định. Cảng được sở hữu điều kiện tự nhiên cũng như vị trí địa lý thuận lợi giúp lưu thông tàu thuyền dễ dàng. Theo nhận định, cảng Quy Nhơn sẽ là cảng dẫn đầu các cảng khu vực miền Trung với khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải từ 30.000 DWT đến 50.000 DWT.
Cảng có tổng diện tích mặt bằng: 306.568m2; tổng diện tích kho chiếm 30.732m2 với kho CFS 1.971m2 ; diện tích bãi 201.000m2 với bãi chứa container chiếm 48.000 m2.
5. Cảng Quảng Ninh - Cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam
Cảng Quảng Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Việt Nam.Hiện tại, cảng Quảng Ninh giữ vị trí thứ 2 về nhóm cảng biển quan trọng phía Bắc Việt Nam. Bởi cảng có tổng diện tích mặt bằng chiếm 154.700m2; tổng kho đạt 5400m2và bãi chứa container lên đến 49000m2.
Cảng Quảng Ninh không ngừng phát triển, cải tiến hệ thống kỹ thuật công nghệ, đồng thời đảm bảo an ninh sát sao nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của mình.
6. Cảng Sài Gòn – Cảng biển lớn nhất ở Việt Nam
Cảng Sài Gòn đóng vai trò chủ chốt kết nối vận tải hàng hải của khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Cảng được thành lập năm 1860 dưới thời thuộc địa Pháp, và ngày nay cảng Sài Gòn đã trở thành một cảng quốc tế lớn nhất tại Việt Nam.
Cảng có tổng diện tích mặt bằng là 500.000m2. Trong đó gồm 5 khu cảng Hành khách tàu biển, Nhà Rồng Khánh Hội, Tân Thuận, Tân Thuận 2 và Cảng Thép Phú Mỹ. Gồm với 3.000m cầu tàu, 30 bến phao và 280.000m2 kho bãi.
7. Cảng Cửa Lò (Nghệ An)
Cảng Cửa Lò thuộc tỉnh Nghệ An đã được phê duyệt là cảng container đầu mối quan trọng trong nhóm cảng biển vùng Bắc Trung Bộ. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có cuộc họp tại Nghệ An vào tháng 2 vừa qua, đã quyết định bản quy hoạch cụm cảng Cửa Lò sẽ được thực hiện. Theo dự tính, quy hoạch được tính đến năm 2030 với mục tiêu trở thành cảng biển quốc tế, tiếp nhận tàu trọng tải lên đến 10.000 DWT. Từ đó đáp ứng đủ nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa của tỉnh Nghệ An, và các tỉnh lân cận khu vực Bắc Trung bộ.
Cảng có chiều dài bến cảng là 3.020m với khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải 30.000 DWT – 50.000 DWT.
8. Cảng Dung Quất ( Quảng Ngãi)
Cảng Dung Quất là cảng biển tổng hợp quốc gia của Việt Nam. Cảng Dung Quất gồm 2 khu bến cảng: Bến số 1 là khu cảng chính ở vịnh Dung Quất, bến số 2 ở cửa biển Sa Kỳ. Theo quy hoạch của Chính phủ, 1 khu bến cảng tại vịnh Mỹ Hàn trong tương lai sẽ trở thành một phần của cảng Dung Quất.
Cảng Dung Quất có tổng diện tích kho cảng đạt 3.600m2 và bãi cảng đến 50.000m2. Bến số 1 là khu cảng chính ở vịnh Dung Quất có năng lực đón tàu 70.000 DWT phục vụ bốc xếp, vận chuyển toàn bộ hàng hóa thiết bị để xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Và bến số 2 ở cửa biển Sa Kỳ có năng lực đón tàu 3.000 DWT, chủ yếu cho nhu cầu vận tải hàng hải địa phương. Hàng năm, số lượng hàng hóa được bốc xếp đạt khoảng 0.6 triệu tấn, số lượng tàu cập cầu trung bình 150 tàu/năm.
9. Cảng Chân Mây
Cảng Chân Mây là cảng biển tổng hợp đầu mối có vị trí giữa hai đô thị Huế – Đà Nẵng. Hiện nay, cảng Chân Mây có 3 bến chính. Theo quy hoạch, đến năm 2020, cảng Chân Mây có 6 bến hàng tổng hợp với chiều dài là 1.680m. Đến năm 2030, cảng này sẽ có 8 bến hàng tổng hợp với chiều dài là 2.280 m.
Cảng Chân Mây có khả năng đón nhận tàu container hàng hóa với trọng tải 50.000 DWT. Đặc biệt là cảng còn được Hiệp hội Du thuyền châu Á lựa chọn xây dựng điểm dừng chân cho các du thuyền ở khu vực Đông Nam Á. Bởi cảng có khả năng đón tàu du lịch quốc tế có chiều dài đến 362m và dung tích toàn phần đạt 225.282 GRT.
10. Cảng Đà Nẵng
Cảng Đà Nẵng là cảng cuối cùng trong top 10 cảng lớn nhất tại Việt Nam. Cảng cũng thuộc nhóm cảng tổng hợp, đầu mối của cả nước. Cảng Đà Nẵng gồm có ba khu bến: Tiên Sa – Sơn Trà, Liên Chiểu và Thọ Quang. Trong đó, khu bến chính Tiên Sa – Sơn Trà có tổng diện tích bãi đạt 178.603m2 và 14.285m2 đối với tổng diện tích kho.
Với mục tiêu là cảng biển hiện đại nhất tại miền Trung Việt Nam, cảng Đà Nẵng hiện đang nâng tải trọng tàu tiếp nhận lên 50.000 DWT, tàu container 3000 TEU. Đồng thời, thiết lập khu kho bãi trung chuyển với diện tích 30h đến 50ha trong giai đoạn 2015-2020.
Với bài viết Top 10 cảng biển lớn nhất Việt Nam, bạn cũng phần nào nhận thấy tầm quan trọng của nó trong việc góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế trong nước. Nếu khách hàng có bất cứ nhu cầu dịch vụ hàng hải nào thì hãy liên hệ đến CÔNG TY TNHH TM & DV HÀNG HẢI TÀI LỘC của chúng tôi. Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ bạn mọi lúc, mọi nơi.
- Nguy cơ chiến tranh Trung Đông lan rộng đe dọa nền kinh tế thế giới (09.02.2024)
- Giá xăng dầu hôm nay 9/2/2024 không ngừng tăng (09.02.2024)
- Tàu container đâm gãy cẩu thi công cầu Phước Khánh trên sông Lòng Tàu (28.02.2021)
- EVFTA: Cơ hội hay thách thức cho ngành hàng hải Việt Nam (28.02.2021)
- Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (28.02.2021)
- Bạn Cần Tìm Đơn Vị Phân Phối Gạo Sạch Cho Tàu Ra Khơi Chất Lượng? (09.03.2019)
- Cung Cấp Gạo Sạch Cho Tàu Biển Bảo Đảm An Toàn Và Nhanh Chóng (09.03.2019)
- Tài Lộc Là Đơn Vị Cung Cấp Nước Sinh Hoạt Cho Tàu Thuyền Đảm Bảo Toàn Tuyệt Đối (09.03.2019)