EVFTA: Cơ hội hay thách thức cho ngành hàng hải Việt Nam
CÔNG TY TNHH TM & DV HÀNG HẢI TÀI LỘC
Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và liên minh Châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ tháng 8/2020. Hiệp Định được đánh giá sẽ thúc đẩy nhu cầu giao thương hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và liên minh châu Âu tăng cao. Đây chính là cơ hội cũng như thách thức cho ngành hàng hải Việt Nam phát triển, nâng cao năng lực và sức cạnh tranh. Chính sách bảo hộ thuế quan sẽ được cắt giảm và gỡ bỏ được xem là điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực vận tải biển và các cảng biển của Việt Nam phát triển. Vậy ngành hàng hải đã chuẩn bị ra sao để tận dụng tốt cơ hội mà EVFTA mang lại?
Nhận diện khó khăn, thách thức
Vận tải biển và hệ thống cảng biển của Việt Nam được có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động vận chuyển hàng hóa và phát triển kinh tế đất nước. Theo cam kết của Hiệp định EVFTA, vận tải biển là một trong những lĩnh vực Việt Nam sẽ mở rộng cửa cho các nhà cung cấp dịch vụ của EU. Điều này vừa là cơ hội lớn nhưng cũng là thách thức đối với doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam.
Cơ cấu đội tàu biển Việt Nam trong thời gian qua đã có bước cải thiện đáng kể. Dù có mức tăng trưởng khá cao. Nhưng hiện đội tàu biển Việt Nam mới chỉ đáp ứng được nhu cầu vận tải nội địa và vận tải hàng feeder tại một số nước trong khu vực. Và chưa tăng được thị phần vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu. Đội tàu biển hiện chỉ đảm nhận vận chuyển khoảng 7% hàng hóa ở các tuyến gần như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, khu vực Đông Nam Á.
Tương tự, năng lực hạn chế khiến doanh nghiệp vận tải biển và logistics Việt Nam. Nên chủ yếu đảm đương ở thị trường nội địa, hay làm đại lý cho các hãng tàu nước ngoài. Còn hoạt động vận tải quốc tế đều do các hãng tàu lớn trên thế giới nắm giữ. Đây là những khó khăn, thách thức cho các công ty vận tải biển Việt Nam khi tiếp cận thị trường châu Âu.
Về hệ thống cảng biển, Việt Nam đã có sẵn hệ thống cảng biển, các tuyến đường hàng hải và tàu cỡ lớn khai thác giữa Việt Nam và châu Âu, Mỹ. Việt Nam đã có 32 cảng chính đáp ứng đủ năng lực thông qua hàng hóa. Đặc biệt 2 cảng nước sâu là cảng Lạch Huyện ở Hải Phòng và cảng Cái Mép -Thị Vải, ở Bà Rịa - Vũng Tàu có thể đón tàu quốc tế lớn (trên 20.000 TEU). Tuy nhiên quy mô và năng lực vận chuyển vẫn còn nhiều hạn chế.Do đó, thách thức lớn nhất của hệ thống cảng biển chính là chiều sâu của hệ thống luồng lạch chỉ sâu 14 mét. Điều này gây ảnh hưởng nhiều đến năng lực khai thác và đón tàu lớn của cảng biển Việt Nam.
Ngoài ra, là hệ thống giao thông kết nối giữa cảng biển với phương thức vận tải khác như đường bộ, đường sắt còn rất thiếu và yếu. Hiện nay, hệ thống giao thông đường bộ xuống cảng Cái Mép - Thị Vải chưa đồng bộ, chưa có kết nối đường sắt vào cảng. Trong khi đó, tuyến quốc lộ 5, kết nối với khu vực cảng biển Hải Phòng hiện đã quá tải. Và tuyến đường sắt chưa phát huy hiệu quả, chỉ đảm nhận chưa đến 1% hàng đi đến cảng. Cùng với đó, các dịch vụ hỗ trợ logistic như các cảng cạn, các trung tâm logistic… chưa phát triển nhiều.
Nắm bắt cơ hội, tạo đà bứt phá
Hiệp định EVFTA là cơ hội vàng để Việt Nam và EU thúc đẩy giao thương, tự do thương mại. Trong đó ngành hàng hải sẽ hưởng lợi lớn từ việc gia tăng hợp đồng hàng hóa, thương mại.Theo thống kê, 90% hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam đi bằng đường biển. Do vậy EVFTA sẽ mang lại cơ hội lớn cho ngành cảng biển, vận tải biển của Việt Nam trong những năm sắp tới. Theo báo cáo của Bộ Công Thương, dự kiến, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đi EU sẽ tăng khoảng 20% vào năm 2020 và tăng 42,7% vào năm 2025. Và tăng trưởng nhập khẩu từ EU vào Việt Nam cũng sẽ gia tăng nhanh chóng. Từ đó, kéo theo nhu cầu lớn đối với hoạt động logistic, trong đó có lĩnh vực vận tải biển.
Tuy nhiên, làm thế nào để lĩnh vực hàng hải “chớp” được cơ hội này, vươn lên tạo bứt phá? Đây là một vấn đề cần nhiều giải pháp thiết thực.
Ông Hoàng Hồng Giang, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, ngay từ khi Việt Nam đang xúc tiến ký Hiệp định EVFTA, Cục đã chủ động nghiên cứu, rà soát lại hệ thống cảng biển của Việt Nam. Từ đó xây dựng một số đề án nâng cao hiệu quả khai thác của các cảng biển, để thu hút các tàu trên 20.000 TEU vào các cảng biển lớn của Việt Nam. Đồng thời cắt giảm một số thủ tục không cần thiết và cần tiếp tục đầu tư có chiều sâu nhằm phát triển hai cảng biển lớn là Cảng Cái Mép - Thị Vải và Cảng Lạch Huyện để tiếp nhận các tàu mẹ từ châu Âu. Bên cạnh đó, còn phải khắc phục những bất cập trong phát triển cảng biển, logistics thời gian qua.
Việc quy hoạch phát triển cảng biển cần mang tính tổng thể và đồng bộ. Trong đó, cần chú trọng đến sự phối kết hợp của các ngành vận tải khác như: Đường bộ, đường sắt... Điều này nhằm cải thiện khả năng kết nối của hệ thống cảng biển với những phương thức vận tải khác. Nhằm tận dụng năng lực vận chuyển hàng hóa vẫn còn dư thừa, đẩy nhanh giải tỏa hàng hóa. Từ đó nâng cao năng lực tiếp nhận và thông quan hàng hóa, giảm chi phí vận tải, tạo sự cạnh tranh cho hàng hóa trong nước với hàng hóa nước ngoài.
Hướng đi rõ ràng nhất để nắm bắt cơ hội là hợp tác cải thiện hiệu suất, hiện đại hóa đội tàu và các cảng biển. Và tranh thủ đầu tư quốc tế để nâng cấp cơ sở hạ tầng liên tuyến, liên khu vực. Tất cả nhằm khắc phục sự bất lợi mang tính hệ thống trong tuyến Bắc – Nam. Bên cạnh đó, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào hoạt động quản lý. Từ khai thác hệ thống cảng biển, kết nối giữa các cảng biển, giảm bớt thủ tục không cần thiết, nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ vận tải biển.
Cuối cùng, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam. Từ nâng cao năng lực đội tàu, tới nâng cao tình trạng kỹ thuật; giảm thuế xuất nhập khẩu cho các loại phụ tùng vật tư mà Việt Nam chưa sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng chưa được tổ chức đăng kiểm quốc tế công nhận; miễn giảm thuế thu nhập cho đội ngũ thuyền viên… Ngoài ra, ưu tiên dành thị phần vận chuyển hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam cho đội tàu trong nước. Đồng thời đảm bảo thị phần vận tải 30% hàng nhập khẩu vào Việt Nam cho đội tàu trong nước.
- Nguy cơ chiến tranh Trung Đông lan rộng đe dọa nền kinh tế thế giới (09.02.2024)
- Giá xăng dầu hôm nay 9/2/2024 không ngừng tăng (09.02.2024)
- Tàu container đâm gãy cẩu thi công cầu Phước Khánh trên sông Lòng Tàu (28.02.2021)
- Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (28.02.2021)
- 10 Cảng Biển Lớn Nhất Việt Nam (28.02.2021)
- Bạn Cần Tìm Đơn Vị Phân Phối Gạo Sạch Cho Tàu Ra Khơi Chất Lượng? (09.03.2019)
- Cung Cấp Gạo Sạch Cho Tàu Biển Bảo Đảm An Toàn Và Nhanh Chóng (09.03.2019)
- Tài Lộc Là Đơn Vị Cung Cấp Nước Sinh Hoạt Cho Tàu Thuyền Đảm Bảo Toàn Tuyệt Đối (09.03.2019)
- Đơn Vị Chuyên Cung Cấp Nước Sạch Cho Tàu Thủy Ngoài Xa Nhanh Chóng Và Chất Lượng (09.03.2019)
- Tài Lộc - Địa Chỉ Phân Phối Rau Củ Sạch Cho Tàu Biển Uy Tín Nhất (09.03.2019)
- TÀI LỘC Vận Chuyển Thực Phẩm Sạch Cho Tàu Viên Có Sức Khỏe Tốt Để Làm Việc (09.03.2019)
- Tài Lộc Báo Giá Lương Thực Sạch Cho Tàu Biển Năm 2019 (09.03.2019)